Ủng hộ Khoảng cách hợp lý

Nhà sử học Jeffrey Kimball ủng hộ và giới thiệu khoảng cách hợp lý trong nhiều cuốn sách, trong đó có The Vietnam War Files (2004)[15] và Nixon's Nuclear Specter (2015).[16] Kimball cho rằng chính quyền Nixon đã áp dụng chiến lược này kể từ nửa sau nhiệm kỳ đầu tiên của Nixon. Theo Hughes, Kimball là "học giả hàng đầu về khoảng cách hợp lý"[Chú giải 11].[17]

Trong cuốn sách Henry Kissinger and the American Century, Jeremi Suri viết: "Đến năm 1971, [Kissinger] và Nixon sẽ chấp nhận một 'khoảng cách hợp lý' giữa việc Mỹ rút quân và Bắc Việt tiếp quản ở miền Nam. Các cuộc đàm phán bí mật với Hà Nội sẽ cho phép Kissinger quản lý tiến trình này, duy trì hình ảnh sức mạnh và sự tin cậy của Mỹ."[Chú giải 12][18]

Trong một bài báo năm 2003, nhà sử học Phần Lan Jussi Hanhimäki viết

from the summer of 1971 to the conclusion of the Paris Agreements in January 1973 Kissinger tried to "sell" a peace agreement to his Soviet and Chinese interlocutors by stressing the American willingness to accept a "decent interval" solution: that is, the United States would not reenter the war provided that the collapse of the South Vietnamese government did not occur immediately after the last US ground troops returned home.[19]

(từ mùa hè năm 1971 đến khi ký kết Hiệp định Paris vào tháng 1 năm 1973 Kissinger cố gắng "bán" một hiệp định hòa bình cho những người đối thoại Liên Xô và Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh rằng Mỹ sẵn sàng chấp nhận một giải pháp "khoảng cách hợp lý": đó là Hoa Kỳ sẽ không tái phát chiến tranh với điều kiện là sự sụp đổ của chính phủ miền Nam Việt Nam không xảy ra ngay sau khi những binh lính mặt đất cuối cùng của Hoa Kỳ trở về nước.)

Hughes chỉ trích kịch liệt chiến lược khoảng cách hợp lý:

[Nixon] forfeited America’s geopolitical credibility abroad to maintain his political credibility at home. In their furtive negotiations for a "decent interval," Nixon and Kissinger revealed themselves to the Communists as craven and treacherous in their relationship with a supposed ally. They showed that they could accept the reality of defeat as long as they could avoid the appearance of it in the eyes of American voters... Nixon and Kissinger got the North to sign the Paris Accords in the first place by letting it know that it could conquer the South militarily as long as it waited an extra year or two.[20]

([Nixon] đã đánh mất uy tín địa chính trị của Mỹ ở nước ngoài để duy trì uy tín chính trị của mình ở trong nước. Trong các cuộc đàm phán lén lút của họ để có một "khoảng cách hợp lý", Nixon và Kissinger đã hành xử trước những người Cộng sản như những kẻ hèn nhát và phản bội trong mối quan hệ của họ với một đồng minh. Họ đã cho thấy rằng họ có thể chấp nhận thực tế thất bại miễn là họ có thể tránh để nó xuất hiện trong mắt cử tri Mỹ... Nixon và Kissinger đã khiến miền Bắc ký Hiệp định Paris ngay từ đầu bằng cách cho họ biết rằng họ có thể chinh phục miền Nam miễn là phải đợi thêm một hoặc hai năm.)

Theo nhà sử học Nhật Bản Yusuke Tega, viết vào năm 2012, khoảng cách hợp lý "đang trở thành cách giải thích tiêu chuẩn" vì trên thực tế, miền Nam Việt Nam đã sụp đổ vào năm 1975.[21]